• Trang chủ
  • Trung tâm khu vực V
  • Thủ tục hành chính
  • Danh sách thủ tục hành chính
Tìm kiếm thủ tục hành chính
Từ khóa
Cơ quan ban hành
Lĩnh vực
Thời gian
Đến ngày

Vệ tinh - Miễn trừ ngoại giao

Lĩnh vực: Vệ tinh - miễn trừ ngoại giao  

Cơ quan ban hành: Cục tần số  

Mô tả: Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép sử dụng đài vệ tinh trái đất cho cơ quan đại diện nước ngoài, đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài được hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn đại biểu nước ngoài

Thời gian: 05/04/2014

Nội dung

Trình tự thực hiện

+ Tổ chức và cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (sau đây gọi là người sử dụng) chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (sau đây gọi là hồ sơ cấp phép) theo quy định tại Thông tư số 01/2006/TTLT-BBCVT-BNG-BCA ngày 03/3/2006

+ Người sử dụng gửi hồ sơ tương ứng theo các địa chỉ sau:

+ Vụ Lễ tân (Bộ Ngoại giao) là đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, liên Chính phủ tại Việt Nam.

Riêng đối với các cơ quan lãnh sự nước ngoài, hồ sơ đề nghị cấp phép do Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận. Sở Ngoại vụ xác nhận và gửi kèm theo hồ sơ cho Vụ Lễ tân trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.

+ Cơ quan chủ quản đón đoàn là đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh của đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.

+ Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí (Bộ Ngoại giao) là đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép của Phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn đại biểu nước ngoài.

+ Các cơ quan quản lý giải quyết thủ tục cấp giấy phép như sau:

Thủ tục giải quyết cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh cho người sử dụng do các cơ quan hữu quan của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông cùng phối hợp thực hiện theo quy trình sau đây:

Đối với Cơ quan đại diện nước ngoài:

++ Vụ Lễ tân (Bộ Ngoại giao) có ý kiến bằng văn bản gửi Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I (Bộ Công an) và Cục Tần số VTĐ (Bộ TTTT trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

++ Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Lễ tân và Cục Tần số VTĐ trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

++ Trong trường hợp cần phải có thêm thời gian xem xét, khi hết thời hạn nêu trên, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I có văn bản thông báo về thời hạn xem xét thêm (nhưng không quá 10 ngày làm việc) cho Vụ Lễ tân và Cục Tần số vô tuyến điện.

++ Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, chính xác, trong thời hạn 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I, Cục Tần số vô tuyến điện tính toán ấn định tần số, cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (đối với đài vệ tinh trái đất), gửi giấy phép cho cơ quan đại diện nước ngoài, đồng thời thông báo kết quả cho Vụ Lễ tân và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I.

++ Riêng đối với đài vệ tinh trái đất cần phải phối hợp tần số quốc tế, Cục Tần số vô tuyến điện chỉ cấp giấy phép tạm thời trong thời gian thực hiện phối hợp (theo thủ tục quy định tại Điều 9, Thể lệ vô tuyến điện của Liên minh viễn thông quốc tế). Việc cấp phép chính thức được xem xét sau khi hoàn thành phối hợp tần số quốc tế.

 Đối với Đoàn đại biểu nước ngoài:

++ Cơ quan chủ quản đón đoàn có ý kiến bằng văn bản gửi Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I và Cục Tần số vô tuyến điện trong thời hạn 1 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

++ Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I có ý kiến bằng văn bản gửi Cơ quan chủ quản đón đoàn và Cục Tần số vô tuyến điện trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

++ Sau thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, chính xác từ Cơ quan chủ quản đón đoàn, nếu không có ý kiến của Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I, Cục Tần số VTĐ tính toán ấn định tần số, cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (đối với đài vệ tinh trái đất) và gửi giấy phép cho đoàn đại biểu nước ngoài, đồng thời thông báo kết quả cho Cơ quan chủ quản đón đoàn và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I.

+ Đối với Phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn đại biểu nước ngoài:

++ Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí có ý kiến bằng văn bản gửi Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I và Cục Tần số vô tuyến điện trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

++ Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I có ý kiến bằng văn bản gửi Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí và Cục Tần số vô tuyến điện trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

++ Trong trường hợp cần phải có thêm thời gian xem xét, khi hết thời hạn nêu trên, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I có văn bản thông báo về thời hạn xem xét thêm (nhưng không quá 10 ngày làm việc) cho Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí và Cục Tần số vô tuyến điện.

++ Sau khi nhận được đủ hồ sơ theo quy định, chính xác, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I, Cục Tần số vô tuyến điện tính toán ấn định tần số, cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (đối với đài vệ tinh trái đất) và gửi giấy phép cho phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn đại biểu nước ngoài, đồng thời thông báo kết quả cho Cơ quan chủ quản đón đoàn hoặc Vụ Thông tin - Báo chí và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I.

++ Trong trường hợp gấp, hồ sơ đề nghị cấp phép sử dụng đài vệ tinh trái đất có thể được xem xét cùng hồ sơ của đoàn đại biểu mà phóng viên đi cùng.

++ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không chính xác hoặc cần làm rõ nội dung:

Kể từ ngày nhận được hồ sơ, trong thời hạn 3 ngày làm việc (đối với các đối tượng nêu tại điểm 2.1; 2.3 mục I), và 1 ngày làm việc (đối với các đối tượng nêu tại điểm 2.2 mục I của Thông tư số 01/2006/TTLT-BBCVT-BNG-BCA), Cục Tần số vô tuyến điện gửi văn bản yêu cầu và hướng dẫn các đối tượng nêu trên hoàn chỉnh hồ sơ.

Việc xem xét ấn định tần số chỉ được tiến hành sau khi có đủ hồ sơ theo quy định, chính xác gửi Cục Tần số vô tuyến điện.

++ Người sử dụng căn cứ văn bản nhận được từ Cục Tần số VTĐ để bổ sung hồ sơ, nộp phí theo thông báo, sau đó nhận giấy phép tại nơi thu phí và lệ phí hoặc qua đường bưu điện hoặc qua phương tiện điện tử.

Cách thức thực hiện

+ Thông qua hệ thống bưu chính, chuyển phát

+ Trụ sở cơ quan hành chính

+ Thông qua phương tiện điện tử

Thành phần, số lượng hồ sơ

 + Hồ sơ cấp mới gồm:

++ Đơn đề nghị cấp phép sử dụng đài vệ tinh trái đất (theo mẫu quy định) có con dấu của cơ quan và chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền.

++ Bản khai đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với đài vệ tinh trái đất (theo mẫu quy định) kèm theo hồ sơ kỹ thuật của đài.

++ Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Ngoại giao cấp (đối với phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn đại biểu nước ngoài).

+ Hồ sơ gia hạn giấy phép gồm:

++ Thủ tục gia hạn giấy phép chỉ áp dụng đối với đối tượng là cơ quan đại diện nước ngoài

Trước khi giấy phép hết hạn 30 ngày, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng (không sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép), cơ quan đại diện nước ngoài phải có Đơn đề nghị gia hạn giấy phép (theo mẫu quy định) có con dấu của cơ quan và chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền.

++ Vụ Lễ tân có ý kiến bằng văn bản gửi Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I và Cục Tần số vô tuyến điện trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

++ Cục Tần số vô tuyến điện xem xét gia hạn và gửi giấy phép cho Cơ quan đại diện nước ngoài trong thời hạn 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đồng thời thông báo kết quả cho Vụ Lễ tân và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I.

+ Hồ sơ sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép gồm:

Trong thời gian hiệu lực của giấy phép, nếu người sử dụng có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép, phải làm hồ sơ để được cấp lại giấy phép. Hồ sơ gồm:

++ Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép (theo mẫu quy định) có con dấu của cơ quan và chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền.

++ Bản khai ghi rõ các nội dung sửa đổi, bổ sung.

++ Các tài liệu khác liên quan đến nội dung sửa đổi, bổ sung.
Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

Thời hạn giải quyết

+ 20 ngày làm việc đối với đối với Cơ quan đại diện nước ngoài

+ 6 ngày làm việc đối với đối với Đoàn đại biểu nước ngoài

+ 15 ngày làm việc đối với đối với Phóng viên nước ngoài đi theo phục vụ đoàn đại biểu nước ngoài

Đối tượng thực hiện

 Tổ chức, cá nhân                                                        

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Tần số vô tuyến điện

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Tài chính

Kết quả thực hiện

Giấy phép

Lệ phí (nếu có)

+ Lệ phí cấp giấy phép

+ Phí sử dụng tần số.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (Đối với đài thông tin vệ tinh)

+ Bản khai đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (Đối với đài thông tin vệ tinh)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

+ Điều kiện cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện

 ++ Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;

 ++ Có giấy phép viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông đối với tổ chức xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập mạng viễn thông, mạng truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình;

++ Có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp quy hoạch tần số vô tuyến điện;

++ Có thiết bị vô tuyến điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ;

++ Cam kết thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện;

+ Điều kiện gia hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:
++ Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;

++ Thời hạn hiệu lực của giấy phép còn lại ít nhất là 30;

++ Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không vượt quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng; trường hợp cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép tương ứng thì chỉ được xem xét gia hạn tối đa là một năm.

+ Điều kiện sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện:

++ Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện còn hiệu lực;

++ Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng;

++ Việc sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với quy định tại các điều 19, 20 và 21 của Luật Tần số vô tuyến điện.

+ Các điều kiện khác:

++ Việc thiết lập và sử dụng đài thông tin vệ tinh chỉ để đảm bảo liên lạc công vụ, có đối tượng liên lạc rõ ràng, không vì mục đích kinh doanh và các mục đích khác.

++ Đối với các đối tượng nêu tại điểm 2.1; 2.2; 2.3 mục I của Thông tư số 01/2006/TTLT-BBCVT-BNG-BCA, việc cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh được áp dụng theo nguyên tắc có đi có lại. Phía nước ngoài cũng phải tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện và đoàn đại biểu của Việt Nam được lắp đặt sử dụng đài thông tin vệ tinh khi có nhu cầu

 

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Tần số vô tuyến điện

+ Thông tư số 112/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

+ Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

+ Thông tư số 01/2006/TTLT-BBCVT-BNG-BCA ngày 03/3/2006.