+ Tiền thân của RRB là Ủy ban đăng ký tần số quốc tế (IFRB). Hội nghị PP bổ sung năm 1992 đã quyết định tách các hoạt động quốc tế và Thể lệ khỏi các công tác quản lý nội bộ văn phòng của IFRB. Trên cơ sở quyết định trên, PP-92 đã quyết định thành lập RRB thực hiện các nhiệm vụ về Thể lệ và hoạt động quốc tế của IFRB và kết hợp các công tác quản trị của IFRB với Hội đồng tư vấn vô tuyến quốc tế (CCIR) để thành lập Cục Thông tin vô tuyến (BR).
+ Các chức năng và nhiệm vụ của RRB được quy định trong Hiến chương và công ước của ITU, Thể lệ vô tuyến và trong Các quy định về thủ tục (RoP). Một trong các nhiệm vụ quan trọng và phức tạp nhất của RRB là giám sát việc tuân thủ Thể lệ vô tuyến. Trên thực tế Thể lệ vô tuyến điện là văn kiện pháp lý phức tạp với sự đan xen của các quy định pháp lý, các thủ tục và điều kiện kỹ thuật được phê chuẩn, sửa đổi và bổ sung tại các kỳ họp WRC. Yêu cầu tuân thủ các quy định của Thể lệ là nhiệm vụ của BR. Tuy nhiên có khả năng xảy ra việc áp dụng không chính xác và nhất quán Thể lệ cũng như việc xung đột lợi ích giữa các nước thành viên. Điều này đặt ra vai trò hàng đầu của RRB là một cơ quan trung lập đứng ra dàn xếp và giải quyết các tranh chấp. Các quyết định của RRB chỉ có thể được thay thế bởi WRC.
+ RRB hiện tại bao gồm 12 thành viên được bầu tại các hội nghị PP. Để đạt được sự cân bằng giữa các khu vực, các thành viên của RRB được lựa chọn từ 5 khu vực bao gồm:
Vùng A (Châu Mỹ): 2 thành viên; Vùng B (Tây Âu): 2 thành viên; Vùng C (Đông Âu và Bắc Á gồm các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan and Uzbekistan): 2 thành viên; Vùng D (Châu Phi): 3 thành viên; Vùng E (Châu Á và châu Úc): 3 thành viên.
- Trong quá trình hoạt động, RRB thường xuyên phải giải quyết các vấn đề tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia thành viên như xung đột về vị trí quỹ đạo vệ tinh; hủy các ấn định tần số của các mạng vệ tinh không được đưa vào sử dụng của các nước; can nhiễu hoặc vi phạm Thể lệ.
- Hội nghị PP-14 đã bầu ra thành viên của Ủy ban Thể lệ vô tuyến quốc tế gồm:
+ Vùng A: Ông Ricardo Luis Teran (Argentina); Bà Joanne Wilson (Mỹ)
+ Vùng B: Ông Alfredo Magenta (Italia); Bà Lilian Jeanty (Hà Lan)
+ Vùng C: Ông Victor Strelets (Nga); Ông Ievgen Khairov (Ukraine)
+ Vùng D: Ông Stanley K. Kibe (Kenya); Ông Simon Koffi (Côte d’Ivoire), Ông Mustapha Bessi (Morocco)
+ Vùng E: Ông Đoàn Quang Hoan (Việt Nam); Ông Yasuhiko Ito (Nhật); Ông Nasser Bin Hammad (UAE).
|