Theo báo cáo do ông Nguyễn Thế Cường - Giám đốc Trung tâm VI trình bày, đến nay trên địa bàn 04 tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có 4.245 giấy phép sử dụng tần số và thiết bị VTĐ đã cấp cho tất cả các mạng đài vô tuyến điện với hơn 28.000 thiết bị VTĐ, trong đó: 10.142 thiết bị trạm BTS, 3.342 thiết bị vi ba, 12.388 thiết bị lưu động dùng riêng, cố định và các mạng đài khác, 944 thiết bị phát thanh - truyền hình, đài truyền thanh không dây và 1.229 thiết bị VTĐ đặt trên tàu cá.
Báo cáo đã chỉ rõ Trung tâm VI và các Sở Thông tin và Truyền thông trên địa bàn đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch phối hợp công tác năm 2015: Tổ chức 03 hội nghị tập huấn cho UBND cấp xã về sử dụng đài TTKD; ban hành 25 văn bản gửi UBND các huyện, thị, thành phố về quản lý tần số VTĐ; phát hiện và xử lý 48 vụ vi phạm về sử dụng tần số VTĐ, trong đó 08 vụ xử phạt tiền, 05 vụ phạt cảnh cáo và 35 vụ nhắc nhở yêu cầu chấp hành đúng các quy định của Nhà; thực hiện thanh, kiểm tra 04 đợt đối với 58 đơn vị; thực hiện đo kiểm 197 thiết bị PTTH và đài TTKD; xử lý 04 vụ can nhiễu; cấp 165 giấy phép đài TTKD và 50 giấy phép tàu cá,...
Bên cạnh đó, báo cáo cũng đã chỉ ra những công việc mà các đơn vị quan tâm khắc phục trong thời gian tới, như: Công tác rà soát và nắm bắt số liệu tàu cá tại Quảng Bình còn gặp nhiều khó khăn, cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương trong công tác nắm bắt chính xác số liệu tàu cá có thiết bị HF để cấp phép; tỷ lệ phạt tiền trong các vụ vi phạm tuy đã tăng so với năm 2014 nhưng vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế về vi phạm trong lĩnh vực tần số VTĐ;...
Tại Hội nghị, đại biểu các Sở đều nhất trí cao với nội dung của báo cáo tổng kết, đồng thời cũng đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả của Trung tâm VI với các Sở TTTT trong trong thời gian qua. Đại diện các Sở cũng đã đưa ra những đề nghị thiết thực theo tình hình thực tế từng địa phương nhằm từng bước giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện phối hợp nói riêng và trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tần số VTĐ nói chung, như: Cần tăng cường tập huấn, đào tạo cho chuyên viên các Sở TTTT về lĩnh vực tần số; hướng dẫn và phối hợp các Sở kiểm tra chất lượng thiết bị vô tuyến lưu thông trên thị trường; Ban chỉ đạo Đề án Số hóa có văn bản hướng dẫn các Sở về thực hiện lộ trình chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số; đẩy nhanh việc ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ TTTT và Bộ NN&PTNT về quản lý tàu cá.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Lê Văn Tuấn đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phối hợp giữa Trung tâm VI và các Sở TTTT và mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp tốt hơn nữa của các Sở trong thời gian tới. Phó Cục trưởng cũng đã giải đáp các vấn đề nêu ra tại Hội nghị, đồng thời chia sẻ một số điểm mới về chính sách quản lý tần số, như triển khai hệ thống thông tin di động 4G trong các băng tần đã được cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông; một số quan điểm mới trong cấp phép tần số được quy định ở Thông tư 05/2015/TT-BTTTT; vấn đề cấp phép cho các doanh nghiệp taxi cần được tăng cường chấn chỉnh, tránh tình trạng các đơn vị khai hô hiệu không trung thực. Liên quan đến Đề án Số hóa truyền hình, Phó Cục trưởng cũng đã trao đổi với các đại biểu một số nội dung liên quan đến hỗ trợ đầu thu cho hộ nghèo, công tác khảo sát cách thức thu xem truyền hình của các hộ dân,…
Trước khi kết thúc Hội nghị, Giám đốc Trung tâm VI và đại diện lãnh đạo 04 Sở TTTT đã ký kết Kế hoạch phối hợp công tác quản lý tần số VTĐ năm 2016.