Về Lĩnh vực Thông tin vô truyến ITU-R (phần 2)

01/07/2015

(rfd.gov.vn)- Hoạt động của ITU-R thông qua các Hội nghị vô tuyến thế giới WRC và Ủy Ban thể lệ vô tuyến điện được thể hiện rõ hơn thông qua cấu trúc của ITU-R

Cấu trúc của ITU-R gồm có:

2.1 Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới (World radiocommunication conferences - WRC)

WRC được tổ chức khoảng 3 hoặc 4 năm một lần. Nhiệm vụ của WRC là xem xét đầy đủ, chi tiết và khi cần thiết thì sửa đổi Thể lệ thông tin vô tuyến, cũng như các Thỏa thuận quốc tế về sử dụng phổ tần và quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh cũng như quỹ đạo vệ tinh khác. Các sửa đổi này thực hiện trên cơ sở chương trình nghị sự do Hội đồng ITU định ra, có tính đến các tiêu chuẩn/ khuyến nghị từ các WRC trước đó. Thông thường thì chương trình nghị sự của WRC được chuẩn bị từ 4-6 năm trước đó và được Hội đồng ITU phê chuẩn vào thời điểm 2 năm trước khi diễn ra Hội nghị với sự đồng thuận của đa sô và thành viên quốc gia.

WRC có nhiệm vụ:

  • Rà soát Thể lệ Vô tuyến và các Các kế hoạch phân định tần số
  • Đề cập tất cả các vấn đề liên quan tới thông tin vô tuyến mang tính toàn cầu
  • Chỉ thị cho Ủy Ban thể lệ thông tin vô tuyến và Văn phòng Cục thông tin vô tuyến, và xem xét các hoạt động của họ.
  • Xác định các vấn đề cần nghiên cứu cho Hội động Thông tin vô tuyến và các nhóm nghiên cứu để chuẩn bị cho các Hội nghị thông tin vô tuyến tiếp theo.

 Tài liệu báo cáo do các nhóm nghiên cứu thông tin vô tuyến và các đơn vị khác có các vấn đề liên quan tới quy định, kỹ thuật và quy trình sẽ được xem xét trong Hội nghị thì sẽ cùng với Cuộc họp trù bị Hội nghị chuẩn bị theo hướng dẫn của Hội động đặc biệt (Special Committee – SC),

WRC 15 sẽ được tổ chức từ 2-27/11/2015, tại Geneva, Thụy Sỹ, với các chủ đề:

  •  Băng rộng
  • Các Dịch vụ không gian 
  • Các Dịch vụ cho tàu vũ trụ
  • Các Dịch vụ hàng hải
  • Giám sát khí hậu và dự báo thời tiết
  • Các nghiên cứu không gian

 Tại các Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới năm 2003 (WRC-03), 2007 (WRC-07), 2012 (WRC-12) cũng như các cuộc họp nhóm nghiên cứu ITU-R, các cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới (CPM), các hội nghị thông tin vô tuyến khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APT), các đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực tham gia đóng góp vào việc sửa đổi Nguyên tắc của Quy trình phân định tần số và quỹ đọ vệ tinh địa tĩnh, đảm bảo chủ quyền về không gian cho Việt Nam

2.2 Ủy ban thể lệ thông tin vô tuyến (Radio Regulations Board – RRB)

 Ủy ban thể lệ thông tin vô tuyến, RRB gồm 12 thành viên do Hội đồng toàn quyền ITU bầu chọn. RBB có trách nhiệm xem xét tính đúng đắn và chính xác ứng dụng của Thể lệ vô tuyến và các Nguyên tắc của quy trình. RRB có nhiệm vụ: 

  • Phê chuẩn các Nguyên tắc của Quy trình thực thi Thể lệ vô tuyến và đăng ký sử dụng tần số bởi các quốc gia thành viên;
  • Xem xét các vấn đề mà Văn phòng Cục Vô tuyến đề cập mà không giải quyết được bằng cách áp dụng Thể lệ vô tuyến và Nguyên tắc của Quy trình;
  • Khởi động các báo cáo về vân đề can nhiễu còn chưa giải quyết được mà còn càn phải xem xét và đưa ra các khuyến nghị;
  • Tư vân cho WRC và Hội đồng Thông tin vô tuyến RA;
  • Xem xét việc kháng cáo các quyết định của Cục Thông tin Vô tuyến liên quan tới phân định tần số.

RRB thực hiện nhiệm vụ của mình một cách độc lập và trên cơ sở không thường trực.  Thông thường RRB họp 4 lần/ năm tại Trụ sở ITU ở Geneva, Thụy sỹ.

Tại Hội nghị toàn quyền năm 2014 được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện- Bộ TTTT – Việt Nam  đã trúng cử  và đã trở thành người Việt Nam đầu tiên được bầu vào Ủy ban thể lệ thông tin vô tuyến (RRB) của Liên minh Viễn thông thế giới (ITU). Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thành viên được trúng cử vào tổ chức này.

2.3 Hội đồng Thông tin vô tuyến Radiocommunication Assemblies (RA)

 Hội đồng Thông tin vô tuyến (RA) chịu trách nhiệm về cấu trúc, chương trình và phê duyệt các nghiên cứu vềthông tin vô tuyến.

 RA thông thường tổ chức họp 3 (hoặc 4) năm/ một lần, thời gian và địa điểm tương ứng với WRC (được công bố tuần trước khi diễn ra WRC). RA gần đây nhất  ở  Geneva, Switzerland , vào tháng 1/2012 (RA-12), RA tiếp theo dư kiến ở Geneva, Thụy Sĩ , vào tháng 10 năm 2015 (RA-15)

2..4 Nhóm Tư vấn thông tin vô tuyến Radiocommunication Advisory Group (RAG)

Nhóm Tư vấn thông tin vô tuyến (RAG) có nhiệm vụ:

  •  Xem xét các ưu tiên và chiến lược được Cục Thông tin Vô tuyến chấp thuận
  • Giám sát tiến độ công việc của các nhóm nghiên cứu;
  • Cung cấp hướng dẫn công việc cho các nhóm nghiên cứu;
  • Đề xuất  các biện pháp để thúc đẩy hợp tác và phối hợp với các cơ quan và với các Cục khác của ITU 
  • Tư vấn về các vấn đề này cho  Giám đốc Văn phòng Thông tin vô tuyến (BR).

 2.5 Các nhóm nghiên cứu của ITU-R - ITU-R Study Groups

Các nhóm nghiên cứu của ITU-R được thành lập và được giao các vấn đề  nghiên cứu bởi một RA, để chuẩn bịdự thảo tiêu chuẩn cho các thành viên quốc gia  ITU phê chuẩn. Các nghiên cứu tập trung vào những vấn đề sau đây:

  • Quản lý và sử dụng Hiệu quả tài nguyên phổ tần / quỹ đạo bowie các dịch vụ không gian và mặt đất;
  • Đặc tính và chất lượng của các hệ thống vô tuyến;
  • Hoạt động của các trạm vô tuyến;
  • Các vấn đề nguy hiểm và an toàn từ các góc độ của thông tin vô tuyến;
  • Nghiên cứu chuẩn bị cho WRC hoặc RRC

Với đội ngũ hơn 5.000 chuyên gia, từ: các nước thành viên ITU và các thành viên liên kết của các quốc gia, khu vực, các tổ chức, học viện, các nhóm nghiên cứu  ITU- R thực hiện công việc của họ thông qua hợp tác giữa các tổ chức thông tin vô tuyến quốc tế khác nhau. Các nhóm nghiên cứu đặc biệt chú trọng đến nhu cầu thông tin vô tuyến của các nước đang phát triển.

(Nguồn  http://www.itu.int/en/ITU-R/conferences/wrc/Pages/default.aspx; ITU-R Basics)

Phạm Thị Lâm

(tapchibcvt.gov.vn)