Quản lý tương thích điện từ trường đối với thiết bị điện gia dụng

25/09/2017

(rfd.gov.vn)- Tương thích điện từ là khả năng thiết bị điện, điện tử hoạt động bình thường trong môi trường điện từ và không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác. Ngày nay, cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì số lượng và chủng loại thiết bị điện, điện tử trong lĩnh vực viễn thông, y tế, vận tải đường bộ,… đến các thiết bị điện gia dụng trong sinh hoạt hằng ngày được sản xuất ra ngày càng tăng. Chính vì vậy, việc đảm bảo tương thích điện từ (EMC - Electromagnetic Compatibility) trở nên rất quan trọng. Việc đánh giá một thiết bị đảm bảo tương thích điện từ thông qua các phép đo để xác định mức độ đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia, quốc tế.

1. Một số vấn đề cơ bản về tương thích điện từ

1.1. Tương thích điện từ

Trên thực tế, các thiết bị điện, điện tử không thể biệt lập hoàn toàn khỏi môi trường, mà chúng chịu ảnh hưởng từ năng lượng điện từ từ môi trường xung quanh và có thể vô ý gây nhiễu đến các thiết bị khác trong quá trình hoạt động.

Tương thích điện từ trường là đảm bảo các thiết bị điện tử có thể hoạt động mà không gây ra bất kỳ sự can thiệp quá mức nào đến thiết bị khác hoặc bị ảnh hưởng quá mức từ các môi trường ngoài. Từ đó, tương thích điện từ gồm hai yếu tố chính đó là: Nhiễu điện từ (EMI) và khả năng miễn nhiễm (hay nhạy cảm điện từ - EMS).

 

1.2. Các phương pháp đo kiểm EMC

Dựa vào khái niệm EMC, việc đo kiểm EMC có tính hai chiều: Đo thử khả năng miễn nhiễm của thiết bị và đo thử sự phát xạ của thiết bị.

Đo thử khả năng miễn nhiễm của thiết bị là đo kiểm khả năng hoạt động của thiết bị cần thử nghiệm (EUT) dưới tác động của năng lượng điện từ phát ra từ một nguồn phát cụ thể; đo thử sự phát xạ là đo kiểm sóng điện từ của EUT bức xạ ra ngoài môi trường.

Đo kiểm EMC của thiết bị có thể được thực hiện ở các khu vực đo kiểm không gian mở (OATS) hoặc ở trong các phòng thử nghiệm. Hiện nay, đa phần việc đo kiểm EMC được thực hiện trong hệ thống các phòng đo không phản xạ/bán phản xạ (FAC/SAC) hoặc phòng cách ly (RF Shielding Room) do có những ưu điểm như: Tính bảo mật cao hơn, tránh những nhiễu không muốn, không bị vật cản, năng suất đo cao hơn do thời gian đo ít hơn, tránh những yếu tố ảnh hưởng bởi thời tiết và môi trường. FAC/SAC là hệ thống phòng đo được cách ly điện từ hoàn toàn với môi trường bên ngoài (cách ly bởi các tấm kim loại như đồng và kền) và trên tường, trần, sàn bên trong phòng đo có gắn các vật liệu hấp thụ (vật liệu điện môi sử dụng ở dải tần số cực ngắn và hấp thụ phe-rít sử dụng ở dải tần số thấp hơn).

 

1.3. Các trang thiết bị cho hệ thống phòng đo kiểm EMC

1.3.3. Hệ thống kiểm tra EMI

Bộ thu tín hiệu EMI và phần mềm đo

Mỗi phòng đo EMC cần phải có một máy thu đo. Máy thu đo có thể là máy phân tích phổ hoặc máy thu tín hiệu EMI để thực hiện các phép đo chính xác. Các tiêu chuẩn thường yêu cầu các phép đo sử dụng các bộ tách sóng đỉnh (Peak), trung bình (Average) và tựa đỉnh (Quasi peak). Máy thu đo thực hiện việc quét toàn bộ dải tần số cần kiểm tra theo tiêu chuẩn, so sánh kết quả đo với các giới hạn trước khi đưa ra kết quả.

Phần mềm đo là ứng dụng dùng kiểm tra khả năng tương thích điện từ. Mục đích là để kiểm tra khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn EMC được đặt ra cho các nhà sản xuất như phát xạ bức xạ (RE), phát xạ dẫn (CE) hay miễn nhiễm bức xạ (RI), miễn nhiễm dẫn (CI). Thông thường, phần mềm này sẽ có các chức năng cơ bản như: Truy xuất dữ liệu dưới nhiều định dạng, hiển thị kết quả đo dưới dạng bảng biểu, đồ thị.

Ăng-ten

Ăng -ten đóng vai trò quan trọng trong quá trình đo EMC. Hai yếu tố được quan tâm đó là độ lợi (gain) ứng với dải tần hoạt động và khoảng cách trường xa của ăng-ten. Trong đó, độ lợi của ăng-ten ứng với dải tần để chọn được ăng-ten phát phù hợp với dải tần cần đo kiểm theo quy chuẩn; khoảng cách trường xa của ăng-ten giúp ta chọn vị trí đặt EUT thuộc vùng trường xa của ăng-ten để có kết quả đo kiểm chính xác nhất có thể. Một số loại ăng-ten được sử dụng để đo EMI là anten horn, anten log- periodic, anten biconical

Bàn xoay và giá điều chỉnh ăng-ten

Các phòng đo kiểm EMI đều cần có bàn xoay để đặt thiết bị; bởi phát xạ từ thiết bị thường có hướng tính chứ không phải phát xạ hình cầu. Bàn xoay cho phép ăng-ten đo có thể tiếp cận mọi hướng của thiết bị. Tương tự như vậy, giá điều chỉnh ăng-ten cho phép ăng-ten di chuyển lên xuống trong khoảng 1-4 m để có thể thu được mức cường độ trường lớn nhất.

Mạng ổn định trở kháng LISN ( Line Impedence Stabilization Network)

LISN là thành phần giúp tạo nguồn điện chuẩn vào EUT, có khả năng thay đổi điện áp đầu vào trong các bài đo miễn nhiễm; đồng thời giúp lọc các tạp âm từ nguồn hoặc dây dẫn từ nguồn điện vào thiết bị.

 

1.3.2. Hệ thống kiểm tra EMS

Thiết bị kiểm tra miễn nhiễm phóng tĩnh điện (ESD)

ESD là sự phóng đột ngột của điện tích từ một thiết bị này sang thiết bị khác. Sự phóng điện này có thể làm hỏng chức năng của các mạch điện nhạy cảm. Các sản phẩm điện tử được kiểm tra khả năng miễn nhiễm với ESD để bảo đảm hoạt động ổn định sau khi được đưa vào sử dụng.

Thiết bị kiểm tra ESD là một nguồn điện áp có thể tạo ra điện thế vài trăm đến vài nghìn volt - Đủ để tạo ra một tia lửa (spark) giữa thiết bị nguồn điện áp và bề mặt của thiết bị cần kiểm tra.

Hệ thống kiểm tra miễn nhiễm quá độ nhanh (EFT)

Trên thực tế, hoạt động chuyển mạch hay tắt bật nguồn điện, sẽ gây ra hiện tượng dòng điện bị gián đoạn và qua dây dẫn ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị. Do đó, mục đích của thử nghiệm EFT nhằm kiểm tra khả năng miễn nhiễm của thiết bị với hiện tượng quá độ thông qua kết nối. Thiết bị kiểm tra bao gồm máy phát tín hiệu EFT và bộ ghép điện từ (EM coupling clamp).

Hệ thống kiểm tra miễn nhiễm xung (Surge)

Mục đích của thử nghiệm là kiểm tra khả năng miễn nhiễm của thiết bị với hiện tượng điện áp lớn đột ngột khi chuyển mạch hoặc khi có xung sét. Sự thay đổi nhanh của điện áp và dòng điện xảy ra trong trường hợp này có thể gây ra nhiễu điện từ vào các thiết bị gần đó.

Thiết bị kiểm tra miễn nhiễm xung là  thiết bị tạo xung theo quy định được chia làm 2 loại như sau: Loại dùng để thử các cổng dùng cho kết nối tới các đường dây thông tin đối xứng và loại dùng cho các cổng thử cho đường nguồn và các kết nối tín hiệu khoảng cách ngắn.

Kiểm tra tính ổn định của thiết bị khi sụt áp, gián đoạn ngắn, biến đổi điện áp

Trong hoạt động thực tế, thiết bị có thể chịu tác động bởi sự tăng giảm đột ngột của điện áp gây ra bởi hiện tượng ngắn mạch hoặc thay đổi nhanh về công suất. Để xác minh tính ổn định của thiết bị, ta thực hiện mô phỏng những sự thay đổi của nguồn điện và cho tác động vào thiết bị cần kiểm tra.

Tiêu chí đánh giá khả năng miễn nhiễm được chia thành 04 loại: Loại A – Thiết bị hoạt động bình thường, loại B - Hoạt động suy giảm nhưng tự hồi phục được lại bình thường, loại C - Hoạt động suy giảm và cần có tác động để phục hồi lại bình thường, loại D – Không hoạt động được bình thường.

 

2. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về EMC đối với thiết bị điện gia dụng

2.1. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế

Hệ thống các tiêu chuẩn CISPR

CISPR 14-1: Tương thích điện từ - Yêu cầu đối với thiết bị gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự - Phần 1: Phát xạ.

CISPR 14-2: Tương thích điện từ - Yêu cầu đối với thiết bị gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự - Phần 2: Miễn nhiễm – Tiêu chuẩn đối với các sản phẩm trong gia đình.

CISPR 15: Giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu vô tuyến với thiết bị điện chiếu sáng và các thiết bị tương tự.

Hệ thống các tiêu chuẩn IEC

IEC EN 61000-4-2, Tương thích điện từ - Phần 4-2: Kỹ thuật đo kiểm và đo lường - Thí nghiệm miễn nhiễm phóng điện.

IEC EN 61000-4-3, Tương thích điện từ - Phần 4-3: Kỹ thuật đo kiểm và đo lường - Thử nghiệm miễn nhiễm phóng xạ, tần số vô tuyến, điện từ trường.

IEC EN 61000-4-4, Tương thích điện từ  - Phần 4-4: Các kỹ thuật đo kiểm và đo lường - Thử nghiệm miễn nhiễm điện nhanh.

IEC EN 61000-4-5, Tương thích điện từ - Phần 4-5: Kỹ thuật đo kiểm và đo lường - Thử nghiệm miễn nhiễm xung.

IEC EN 61000-4-6, Khả năng tương thích điện từ - Phần 4-6: Kỹ thuật đo kiểm và đo lường - Miễn nhiễm đối với các nhiễu dẫn gây ra bởi các trường tần số vô tuyến điện.

IEC EN 61000-4-11, Tương thích điện từ - Phần 4-11: Kỹ thuật đo kiểm và đo lường -  Thí nghiệm miễn nhiễm đối với các hiện tượng sụt áp, gián đoạn ngắn và biến đổi điện áp.

 

2.2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn tại Việt Nam

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tương thích điện từ cho thiết bị điện gia dụng ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chấp thuận nguyên vẹn các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Quốc tế.

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam gồm có: QCVN 9:2012/BKHCN; TCVN 7492-1 và 7492-2 tương đương với CISPR 14-1 và CISPR 14-2; TCVN 7186 tương đương với CISPR 15; hệ thống các TCVN 8241-4-2/3/4/5/6/11 tương đương với họ các tiêu chuẩn IEC EN 61000-4-2/3/4/5/6/11.

 

3. Quản lý và đo kiểm EMC đối với thiết bị điện gia dụng tại Việt Nam

3.1. Vấn đề quản lý về tương thích điện từ đối với thiết bị điện gia dụng

Tại Việt Nam, Điều 15 của Luật Tần số vô tuyến điện ban hành ngày 23/11/2009 quy định tổ chức, cá nhân đưa thiết bị điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện vào sử dụng phải thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý tương thích điện từ trường; tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất an toàn do không tương thích điện từ do Bộ TTTT và Bộ KHCN ban hành trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc sử dụng phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.

Hiện nay, Bộ TTTT có trách nhiệm quản lý các sản phầm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư 05/2014/TT-BTTTT ngày 29/3/2014 (kể từ 01/10/2017 thực hiện theo Thông tư 42/2016/TT-BTTTT). Theo đó, 02 nhóm thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy hoặc chỉ công bố hợp quy.

Bộ KHCN có trách nhiệm quy định danh mục thiết bị điện, điện tử có khả năng gây mất an toàn ngoài các thiết bị đã được Bộ TTTT quản lý.

Tương thích điện từ đối với thiết bị điện gia dụng được qui định trong qui chuẩn QCVN 9-2012/BKHCN do Bộ KHCN ban hành. Quy chuẩn này đưa ra 07 nhóm thiết bị điện và điện tử thuộc lĩnh vực điện gia dụng (máy hút bụi, máy giặt, tủ lạnh, tủ đá, điều hoà không khí dùng trong gia đình, máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ, dụng cụ điện đun nước nóng tức thời) và những quy định nhằm đảm bảo nhiễu điện từ do chúng phát ra không vượt quá các giới hạn cho phép trong các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7492-1 (CISPR 14-1), TCVN 7186 (CISPR 15).

Ngoài các yêu cầu bắt buộc về phát xạ nhiễu điện từ theo QCVN 9-2012/BKHCN, thiết bị điện gia dụng cũng được khuyến cáo đáp ứng yêu cầu về miễn nhiễm theo tiêu chuẩn TCVN 7492-2 (CISPR 14-2). Các phương pháp thử nghiệm để xác định các giới hạn về nhiễu điện từ cho từng thiết bị điện gia dụng phải phù hợp với các phương pháp quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng nêu trên.

 

3.2. Vấn đề đo kiểm về tương thích điện từ đối với thiết bị điện gia dụng

3.2.1. Tiêu chuẩn TCVN 7492-1

TCVN 7492-1 (CISPR 14-1), Tương thích điện từ - Yêu cầu đối với thiết bị điện gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự - Phần 1: Phát xạ áp dụng cho các thiết bị: Máy hút bụi, máy giặt, tủ lạnh, tủ đá, điều hoà không khí dùng trong gia đình, máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ, dụng cụ điện đun nước nóng tức thời.

Đo nhiễu không liên tục

Nhiễu liên tục có thể là nhiễu băng tần rộng gây ra do cơ cấu đóng cắt như đóng cắt cơ khí, bộ chuyển mạch và bộ điều chỉnh bằng bán dẫn, hoặc có thể là nhiễu băng tần hẹp gây ra do cơ cấu điều khiển điện tử như các bộ vi xử lý. Nhiễu không liên tục hay còn gọi là nháy có biên độ vượt quá giới hạn tựa đỉnh của nhiễu liên tục, khoảng thời gian nhiễu không quá 200 ms và cách nhiễu tiếp theo ít nhất là 200 ms.

Hệ thống đo nhiễu không liên tục gồm thiết bị thu EMI và phần mềm phân tích nhiễu không liên tục, LISN, nguồn AC/DC và EUT như hình dưới.

 

Trong thử nghiệm thực tế, phần lớn thiết bị được đo tại 4 tần số 150kHz, 500kHz, 1.4MHz và 30MHz.

Đo công suất nhiễu dải tần 150kHz đến 30MHz

 

Bảng 1.1: THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ THIẾT BỊ GÂY NHIỄU TƯƠNG TỰ VÀ BỘ KHỐNG CHẾ DÙNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH CÓ LẮP LINH KIỆN BÁN DẪN

Dải tần

Tại đầu nối nguồn lưới

Tại đầu nối tải và đầu nối bổ sung

1

2

3

4

5

MHz

dB (mV)

QP

dB (mV)

AV *)

dB (mV)

QP

dB (mV)

AV *)

0,15 đến 0,50

Giảm tuyến tính theo loga của tần số từ:

80

70

66 đến 56

59 đến 46

0,50 đến 5

56

46

74

64

đến 30

60

50

74

64

 

Bảng 1.2: ĐẦU NỐI NGUỒN LƯỚI CỦA DỤNG CỤ

1

6

7

8

9

10

11

Dải tần

CS danh định =< 700 W

700 < CS= <1 000 W

CS>1000

MHz

dB (mV) QP

dB (mV) AV *)

dB (mV) QP

dB (mV) AV *)

dB (mV) QP

dB (mV) AV *)

0,15 đến 0,35

Giảm tuyến tính theo loga của tần số từ:

66 đến 59

59 đến 49

70 đến 63

63 đến 53

76 đến 69

69 đến 59

0,35 đến 5

59

49

63

53

69

59

đến 30

64

54

68

58

74

64

*) Nếu giới hạn trong phép đo có bộ tách sóng trung bình được thỏa mãn khi sử dụng máy thu có bộ tách sóng tựa đỉnh thì thiết bị cần thử nghiệm phải được coi là thỏa mãn cả hai giới hạn và không cần tiến hành phép đo sử dụng máy thu có bộ tách sóng trung bình nữa.

 

Đo công suất nhiễu trên dải tần 30MHz đến 300Mhz

Bảng 2.1: GIỚI HẠN CÔNG SUẤT NHIỄU TRONG DẢI TẦN TỪ 30 MHz ĐẾN 300 MHz

 

Thiết bị gia dụng và các thiết bị tương tự

Dụng cụ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Dải tần

 

CS =<700 W

700<CS=<1000W

CS>1000W

MHz

dB (pW) QP

dB (pW) AVa

dB (pW) QP

dB (pW) AVa

dB (pW) QP

dB (pW) AVa

dB (pW) QP

dB (pW) AVa

30 đến 300

Tăng tuyến tính theo tần số từ

45 đến 55

35 đến 45

45 đến 55

35 đến 45

49 đến 59

39 đến 49

55 đến 65

45 đến 55

a Nếu giới hạn đối với phép đo có sử dụng bộ tách sóng trung bình được thỏa mãn khi sử dụng máy thu có bộ tách sóng tựa đỉnh thì thiết bị cần thử nghiệm phải được coi là thỏa mãn cả hai giới hạn và không cần tiến hành phép đo sử dụng máy thu có bộ tách sóng trung bình nữa.

 

Bảng 2.2: LƯỢNG DƯ KHI THỰC HIỆN PHÉP ĐO CÔNG SUẤT NHIỄU

 

Thiết bị gia dụng và các thiết bị tương tự

Dụng cụ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Dải tần

 

CS dđ =<700 W

700<CS=<1000W

CS>1000W

MHz

dB (pW) QP

dB (pW) AV

dB (pW) QP

dB (pW) AV

dB (pW) QP

dB (pW) AV

dB (pW) QP

dB (pW) AV

200 đến

300

Tăng tuyến tính theo tần số từ

đến 10

dB

-

đến 10

dB

-

đến 10

dB

-

đến 10

dB

-

Chú thích 1: Chỉ áp dụng Bảng 2.2 nếu được qui định trong 4.1.2.3.2

Chú thích 2: Kết quả đo được tại một tần số cụ thể phải nhỏ hơn hiệu của giới hạn  liên quan và lượng dư tương ứng (Tại tần số đó).

 

Đo nhiễu bức xạ trên dải tần 30MHz đến 1GHz

Phương pháp thử nghiệm

Tiêu chuẩn

Dải tần MHz

Giới hạn QP dBmV/m

Ghi chú

OATS hoặc SAC b

CISPR 16-2-3

30 – 230

230 – 300

30

37

Khoảng cách đo là 10 m

Sẽ chuyển xuống đo ở khoảng cách 3m

300 – 1 000

37

FAR e

CISPR 16-2-3

30 – 1 000

230 – 1 000

42 đến 35 f

42

Khoảng cách đo là 3 m

TEM-ống dẫn sóng

điện từ ngang c

IEC 61000-4-20

30 – 230

230 – 1 000

30

37

CHÚ THÍCH: Có thể áp dụng giới hạn thấp hơn ở tần số chuyển tiếp.

 

3.2.2. Tiêu chuẩn TCVN 7186

TCVN 7186 (CISPR 15), “Giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu tần số ra-đi-ô của thiết bị chiếu sáng và thiết bị tương tự” áp dụng cho bóng đèn có 03 lát lắp liền theo.

 

Tổn hao xen

Dải tần

Các giá trị nhỏ nhất

kHz

dB

Từ 150 đến 160

28

Từ 160 đến 1 400

Từ 28 đến 20a

Từ 1 400 đến 1 605

20

a Giảm tuyến tính theo logarit của tần số.

 

Điện áp nhiễu

Bảng 3: GIỚI HẠN ĐIỆN ÁP NHIỄU TẠI CÁC ĐẦU NỐI ĐIỆN LƯỚI

Dải tần

Giới hạn

dB(mV)a

Tựa đỉnh

Trung bình

Từ 9 kHz đến 50 kHz

110

-

Từ 50 kHz đến 150 kHz

Từ 90 đến 80 b

-

Từ 150 kHz đến 0,5 MHz

Từ 66 đến 56 b

Từ 56 đến 46 b

Từ 0,5 MHz đến 5,0 MHz

56

46 c

Từ 5 MHz đến 30 MHz

60

50

a Tại tần số chuyển tiếp, áp dụng giới hạn thấp hơn.

b Giới hạn giảm tuyến tính theo logarit của tần số trong dải tần từ 50 kHz đến 150 kHz và 150 kHz đến 0,5 MHz.

c Đối với các bóng đèn và đèn điện không có điện cực, trong dải tần từ 2,51 MHz đến 3,0 MHz áp dụng các giới hạn tựa đỉnh 73 dB(mV) và trung bình 63 dB(mV).

 

Tại đầu nối tải

Dải tần

MHz

Giới hạn

dB(mV)a

Tựa đỉnh

Trung bình

Từ 0,15 đến 0,50

80

70

Từ 0,50 đến 30

74

64

a Ở tần số chuyển tiếp, áp dụng giới hạn thấp hơn.

 

Tại đầu nối mạch điều khiển

Dải tần

MHz

Giới hạn

dB(mV)

Tựa đỉnh

Trung bình

Từ 0,15 đến 0,50

84 đến 74

74 đến 61

Từ 0,50 đến 30

74

64

CHÚ THÍCH 1: Giới hạn giảm tuyến tính theo logarit của tần số trong dải tần từ 0,15 MHz đến 0,5 MHz.

CHÚ THÍCH 2: Giới hạn nhiễu điện áp được lấy để sử dụng với mạng ổn định trở kháng (ISN), mạng này đưa ra trở kháng phương thức chung (phương thức không đối xứng) là 150 W cho đầu nối mạch điều khiển.

 

Nhiễu bức xạ điện từ 

Dải tần 9kHz-30MHz

Dải tần

 

MHz

Giới hạn đối với đường kính anten vòng

dB(mA)a

2 m

3 m

4 m

từ 9 kHz đến 70 kHz

88

81

75

từ 70 kHz đến 150 kHz

từ 88 đến 58 b

từ 81 đến 51 b

từ 75 đến 45 b

từ 150 kHz đến 3,0 MHz

từ 58 đến 26 b

từ 51 đến 15 b

từ 45 đến 9 b

từ 3,0 MHz đến 30 MHz

22

từ 15 đến 16 c

từ 9 đến 12 c

a Ở tần số chuyển tiếp, áp dụng giới hạn thấp hơn.

b Giảm tuyến tính theo logarit của tần số. Đối với bóng đèn và đèn điện không có điện cực, trong dải tần từ 2,2 MHz đến 3,0 MHz, giới hạn là 58 dB (mV) đối với đường kính ăng-ten vòng 2 m, giới hạn là 51 dB(mV) đối với đường kính ăng-ten vòng 3 m và 45 dB(mV) đối với đường kính ăng-ten vòng 4 m.

c Tăng tuyến tính theo logarit của tần số.

 

Dải tần 30-300MHz

Dải tần

Giới hạn tực đỉnh

MHz

dB(V/m)*

Từ 30 đến 230

30

Từ 230 đến 300

37

* Tại tần số chuyển tiếp, áp dụng giới hạn thấp hơn

 

3.3.3. Tiêu chuẩn TCVN 7492-2

TCVN 7492-2 (CISPR 14-2), “Tương thích điện từ - Yêu cầu đối với thiết bị điện gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự - Phần 2: Miễn nhiễm, tiêu chuẩn họ sản phẩm”  miễn nhiễm điện từ của thiết bị điện và các thiết bị tương tự dùng trong gia đình và các mục đích sử dụng điện năng tương tự. Tiêu chuẩn này có liên quan đến các tiêu chuẩn thuộc họ tiêu chuẩn TCVN 8241-4-2/3/4/5/6/11 về phương pháp đo và thử nghiệm miễn nhiễm.

Phóng tĩnh điện

Thử nghiệm phóng tĩnh điện được tiến hành theo tiêu chuẩn cơ bản TCVN 8241-4-2 (IEC 61000-4-2), với tín hiệu và điều kiện thử nghiệm tại các cổng vỏ như sau:

 

Hiện tượng môi trường

Yêu cầu kỹ thuật thử nghiệm

Chế độ thử nghiệm

Phóng tĩnh điện

8 kV phóng điện qua không khí

4 kV phóng điện tiếp xúc

TCVN 8241-4-2 
(IEC 61000-4-2)

 

 

Quá độ nhanh

Thử nghiệm quá độ nhanh được tiến hành theo tiêu chuẩn cơ bản IEC 61000-4-4, trong 2 phút với cực dương và 2 phút với cực âm, như sau:

Hiện tượng môi trường

Yêu cầu kỹ thuật thử nghiệm

Chế độ thử nghiệm

Quá độ nhanh,

phương thức chung

Cổng dùng cho đường tín hiệu và đường điều khiển

Cổng đầu vào và đầu ra nguồn một chiều

Cổng đầu vào và đầu ra nguồn xoay chiều

IEC 61000-4-4

0,5 kV (giá trị đỉnh)

5/50 ns Tr/Td

Tần số lặp 5 kHz

0,5 kV (giá trị đỉnh)

5/50 ns Tr/Td

Tần số lặp 5 kHz

1 kV (giá trị đỉnh)

5/50 ns Tr/Td

Tần số lặp 5 kHz

 

 

Yêu cầu cho dòng điện đưa vào, từ 0,15 MHz đến 230 MHz

Việc áp dụng dòng điện đưa vào đến 230 MHz phụ thuộc vào kích thước của EUT

Hiện tượng môi trường

Yêu cầu kỹ thuật thử nghiệm

Chế độ thử nghiệm

Dòng điện r.f, phương thức chung

1 kHz, 80 % AM

Cổng dùng cho đường tín hiệu và đường điều khiển

Cổng đầu vào và đầu ra nguồn một chiều

Cổng đầu vào và đầu ra nguồn xoay chiều

TCVN 8241-4-6

(IEC 61000-4-6)

từ 0,15 MHz đến 230 MHz

1 V hiệu dụng (không điều biến)

Trở kháng nguồn 150 W

Từ 0,15 MHz đến 230 MHz

1 V hiệu dụng (không điều biến)

Trở kháng nguồn 150 W

Từ 0,15 MHz đến 230 MHz

3 V hiệu dụng (không điều biến)

Trở kháng nguồn 150 W

 

 

Yêu cầu cho dòng điện đưa vào, từ 0,15 MHz đến 80 MHz

Hiện tượng môi trường

Yêu cầu kỹ thuật thử nghiệm

Chế độ thử nghiệm

Dòng điện r.f, phương thức chung

1 kHz, 80 % AM

Cổng dùng cho đường tín hiệu và đường điều khiển

Cổng đầu vào và đầu ra nguồn một chiều

Cổng đầu vào và đầu ra nguồn xoay chiều

TCVN 8241-4-6

(IEC 61000-4-6)

Từ 0,15 MHz đến 80 MHz

1 V hiệu dụng (không điều biến)

Trở kháng nguồn 150 W

Từ 0,15 MHz đến 80 MHz

1 V hiệu dụng (không điều biến)

Trở kháng nguồn 150 W

Từ 0,15 MHz đến 80 MHz

3 V hiệu dụng (không điều biến)

Trở kháng nguồn 150 W

 

 

Trường điện từ tần số ra-đi-ô, từ 80 MHz đến 1000 MHz

Thử nghiệm trường điện từ tần số ra-đi-ô được tiến hành theo tiêu chuẩn cơ bản TCVN 8241-4-3 (IEC 61000-4-3) và đo tại cồng vỏ thiết bị như sau:

Hiện tượng môi trường

Yêu cầu kỹ thuật thử nghiệm

Chế độ thử nghiệm

Trường điện từ tần số rađiô

1 kHz, 80 % AM

Từ 80 MHz đến 1 000 MHz

3 V/m hiệu dụng (không điều biến)

TCVN 8241-4-3 
(IEC 61000-4-3)

 

Đột biến

Thử nghiệm miễn nhiễm đột biến được tiến hành theo tiêu chuẩn cơ bản TCVN 8241-4-5 (IEC 61000-4-5) và đo tại cổng đầu vào điện xoay chiều như sau:

Hiện tượng môi trường

Yêu cầu kỹ thuật thử nghiệm

Chế độ thử nghiệm

Đột biến

1,2/50 (8/20) Tr/T

2 kV Đường dây - Đất có trở kháng 12 W

1 kV Đường dây - Đường dây có trở kháng 2 W

TCVN 8241-4-5

(IEC 61000-4-5)

 

Sụt áp và mất điện

Thử nghiệm liên quan đến sụt áp và mất điện được tiến hành theo tiêu chuẩn cơ bản TCVN 8241-4-11 (IEC 61000-4-11)  tại cổng đầu vào nguồn xoay chiều như sau:

Hiện tượng môi trường

Mức thử nghiệm theo % UT

Khoảng thời gian sụt áp

Chế độ thử nghiệm

50 Hz

60 Hz

Sụt áp theo % UT:

100

60

30

0

40

70

0,5 chu k

10 chu kỳ

25 chu kỳ

0,5 chu k

12 chu kỳ

30 chu kỳ

TCVN 8241-4-11 (IEC 61000-4-11)

Sự thay đổi điện áp phải xuất hiện tại điểm cắt “không"

 
           

Kết luận

Công nghệ ngày càng phát triển khiến các nhu cầu về các thiết bị điện, điện tử trong cuộc sống hằng ngày cũng tăng theo, việc đảm bảo tương thích điện từ trở nên cần thiết và quan trọng. Đặc biệt trong tương lai, khi các thiết bị điện gia dụng ngoài việc thực hiện chức năng cơ bản còn có thể thực hiện kết nối với nhau nhờ công nghệ IoT. Xu hướng phát triển đó, đòi hỏi công tác đo kiểm, đánh giá EMC cần phải được quan tâm nhiều hơn, nhằm hạn chế các thiết bị điện, điện tử gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cũng như các thiết bị khác.

Nguyễn Ngọc Nam - Trung tâm Kỹ thuật