Kịch bản triển khai và đặc tính kỹ thuật của hệ thống trạm gốc IMT hoạt động trong tầng bình lưu (HIBS)

03/11/2020

(rfd.gov.vn)- Hội nghị lần thứ 36 của nhóm WP5D diễn ra vào tháng 10 vừa qua đã tập trung vào nghiên cứu nhu cầu phổ tần, kịch bản triển khai và sử dụng, đặc tính kỹ thuật và vận hành đối với các trạm gốc IMT hoạt động trong tầng bình lưu (HIBS - High Altitude Platform Stations as IMT base stations) trong các băng tần dưới 2,7 GHz.

Theo đó, HIBS là trạm gốc IMT nằm trên một vật thể bay hoạt động trong tầng bình lưu ở độ cao 20-50 km, tại một điểm xác định và cố định so với Trái đất; nhờ độ cao nên các trạm HIBS có khả năng phủ sóng với diện tích rộng lớn. Các trạm HIBS có khả năng cung cấp các kết nối di động với độ trễ thấp cho các khu vực chưa được phủ sóng di động, vùng sâu, vùng xa, với diện tích phủ sóng rộng tới trên 30.000 km2. Các trạm HIBS có thể tăng cường năng lực cho các mạng IMT mặt đất thông qua sử dụng siêu trạm gốc tế bào (super macro cell).

Hình 1: Vùng phủ sóng của trạm HIBS

Trạm HIBS được xem như một phần, để bổ sung cho mạng IMT mặt đất và sử dụng cùng băng tần với mạng IMT mặt đất. Vì vậy, thiết bị đầu cuối UE có thể sử dụng đồng thời được trạm HIBS hoặc trạm IMT mặt đất. Các thiết bị đầu cuối hiện đang sử dụng trong mạng IMT mặt đất cũng có thể hoạt động được trong mạng HIBS và không yêu cầu phải có thiết bị đầu cuối đặc biệt nào khác.

Trạm HIBS sẽ cung cấp kết nối tới các khu vực mà trạm IMT mặt đất chưa phủ sóng tới, chẳng hạn như:

- Các khu vực khó cung cấp kết nối di động sử dụng trạm gốc IMT mặt đất do điều kiện kinh tế (ví dụ: dân số rất ít, thiếu kết nối đường trục và cung cấp nguồn điện,...).

- Các khu vực được phủ sóng bởi trạm gốc IMT mặt đất nhưng thường xuyên bị gián đoạn về nguồn điện hoặc kết nối đường trục.

- Các khu vực không có người dân sinh sống không được phủ sóng IMT mặt đất nhưng cần các kết nối IoT (Internet of Things) và các mạng cảm biến.

Đồng thời, trạm HIBS sẽ hỗ trợ đắc lực cho các nhiệm vụ cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo; phát hiện, kiểm soát và hỗ trợ phòng cháy chữa cháy; các nhiệm vụ thám hiểm.

Về nhu cầu sử dụng phổ tần, theo Nghị quyết 247 (WRC-19), hệ thống HIBS có thể sử dụng các băng tần tại Khuyến nghị ITU-R M.1036 gồm các băng tần 694 - 960 MHz, 1710 - 1885 MHz, 1885 - 1980 MHz, 2010 - 2025 MHz, 2110 - 2170 MHz và 2500 - 2690 MHz, cụ thể như sau:

Bảng 1: Quy hoạch băng tần 694 - 960 MHz

Số

Băng tần

Phương thức

Tần số phát của thiết bị di động  (MHz)

Tần số phát của thiết bị trạm gốc (MHz)

A1

824-849

869-894

FDD

A2

880-915

925-960

FDD

A3

832-862

791-821

FDD

A4

698-716

728-746

FDD

716-728

TDD

776-793

746-763

FDD

A5

703-748

758-803

FDD

A6

698-806

698-806

FDD

A7

703-733

758-788

FDD

A8

698-703

753-758

FDD

A9

733-736

788-791

FDD

A10

Mở rộng

738-758

FDD

A11 (hài hòa với A7 và A10)

703-733 
mở rộng

758-788 
738-758

FDD

Bảng 2: Quy hoạch băng tần 1710 - 1885 MHz, 1885 - 1980 MHz, 2010 - 2025 MHz và 2110 - 2170 MHz

Số

Băng tần

Phương thức

Tần số phát của thiết bị di động (MHz)

Tần số phát của thiết bị di động  (MHz)

 

B1

1 880-1 920

TDD

1 920-1 980

2 110-2 170

FDD

2 010-2 025

TDD

B2

1 710-1 785

1 805-1 880

FDD

B4 (hài hòa với B1 và B2)

1 710-1 785

1 805-1 880

FDD

1 880-1 920

TDD

1 920-1 980

2 110-2 170

FDD

2 010-2 025

TDD

Bảng 3: Quy hoạch 2500 - 2690 MHz

Số

Băng tần

Phương thức

Tần số phát của thiết bị di động (MHz)

Tần số phát của thiết bị di động  (MHz)

C1

2 500-2 570

2 620-2 690

FDD

2 570-2 620

TDD

C2

2 500-2 570 
Mở rộng

2 620-2 690 
2 570-2 620

FDD

C3

2 500-2 690

FDD/TDD

Kiến trúc hệ thống HIBS gồm các thành phần chính sau:

- Thiết bị bay HIBS: Bao gồm các phương tiện bay như khinh khí cầu, máy bay cánh cố định chạy bằng năng lượng mặt trời hoạt động trong tầng bình lưu ở độ cao khoảng 20 km.

- Đường truyền cung cấp dịch vụ (service-link): Sử dụng các băng tần đã được xác định cho hệ thống IMT; trạm HIBS phải sử dụng ăng ten tăng ích lớn để có thể thu và giải mã tín hiệu từ thiết bị đầu cuối, ăng ten HIBS có nhiều búp sóng (multi-beam) để đạt được vùng phủ rộng. Thiết bị đầu cuối UE sử dụng ăng ten vô hướng, có công suất phát đủ lớn để trạm HIBS có thể thu được tín hiệu.

- Đường truyền đường trục (gateway-link): Cung cấp kết nối đường trục giữa các trạm HIBS với nhau, kết nối HIBS với vệ tinh, kết nối HIBS với trạm mặt đất chuyên dụng. Việc lựa chọn loại đường truyền đường trục sẽ tùy thuộc vào môi trường kết nối (như trong sa mạc sẽ khó để triển khai các trạm mặt đất chuyên dụng).

Hình 2: Sơ đồ tổng thể hệ thống HIBS

Bảng 4: Một số đặc tính chính của hệ thống HIBS (phần trạm gốc) sử dụng băng tần dưới 2,7 GHz

TT

Tham số

Band 1

(694-960 MHz)

Band 2

(1 710-1 980 MHz

2 010-2 025 MHz

110-2 170 MHz)

Band 3

(2 500-2 690 MHz)

1

Phương thức

FDD/TDD

2

Băng thông kênh (MHz)

20 MHz

20 MHz

20 MHz

4

Đặc tính máy phát

 

4.3

ng suất kênh lân cận ACLR

45 dB

45 dB

45 dB

4.4

Phát xạ giả

-13 dBm

5

Đặc tính máy thu

 

5.1

Hệ số tạp âm nền

5 dB

5 dB

5 dB

5.2

Độ nhạy

-95.6 dBm

-95.6 dBm

-95.6 dBm

5.3

Đáp tuyến chặn (blocking response)

-43 dBm

-43 dBm

-43 dBm

 

Tài liệu tham khảo:

Khuyến nghị ITU-R M.1036 về quy hoạch phổ tần.

- Contribution R19-WP5D-201005-TD-0237 của nhóm nghiên cứu 5D về nhu cầu phổ tần, kịch bản triển khai, đặc tính kỹ thuật của trạm HIBS sử dụng băng tần dưới 2,7 GHz.

Duy Hiếu