Các công nghệ thông tin di động của thế kỷ 20 (Phần I)

07/11/2007

(rfd.gov.vn)- Có thể nói, thông tin di động thế kỷ 20 khép lại với những thành quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ Wi-MAX. Cùng với Wi-MAX, một số công nghệ khác sẽ phát triển làm tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của thông tin di động trong thế kỷ 21, tạo ra những tiện ích mà khó có thể dự đoán trước được.

    AMPS (Advance Mobile Phone Service): Do Bell Labs nghiên cứu vào những năm 1970 và cung cấp thuơng mại ở Mỹ năm 1983. Hệ thống này hoạt động ở dải tần số 800 Mhz.

    C-450: Triển khai ở Nam Phi những năm 1980 với tên thương hiệu Motorphone do Vodacom SA quản lý. Hoạt động ở dải tần số 450 Mhz. Phần lớn tiêu chuẩn của C-450 giống với công nghệ C-Netz.

     C-Netz: Hoạt động ở dải tần số 450 Mhz, công nghệ này được sử dụng ở Đức và Áo.

     Comvik: Của tập đoàn Comvik triển khai ở Thụy điển vào tháng 8-1981, sử dụng dải tần số 450Mhz, ngừng hoạt động năm 1996.

     N-AMPS (Narrowband-AMPS): Do Motorola nghiên cứu như là một công nghệ chuyển tiếp giữa tương tự và số. Công nghệ này cho phép tăng dung lượng của hệ thống AMPS lên khoảng 3 lần, hoạt động ở dải tần số 800 Mhz.

     NMT450 (Nordic Mobile Telephones 450): Do Ericsson và Nokia nghiên cứu để triển khai ở nơi có địa hình đồi núi ở Bắc Âu. Hệ thống này hạot động ở dải tần số 450Mhz , bán kính phủ sóng lên tới 25 km, sử dụng phương pháp phân kênh FDD- FDMA.

     NMT900 (Nordic Mobile Telephones/900): Công nghệ này do các nước Bắc Âu sử dụng trên cơ sở nâng cấp công nghệ NMT-450 để có dung lượng lớn hơn, hoạt động ở dải tần số 900 Mhz, có bán kính phủ sóng khoản 25 km, sử dụng phương thức truy cập FDD-FDMA.

     NMT-F (NMT900-France) Đây là một phiên bản của NMT900 do Pháp nghiên cứu riêng cho các mạng cellular của mình.

     NTT (Nippon Telegraph and Telephone): Do Nhật bản nghiên cứu và sử dụng.

     HICAP (HiCAPacity NTT): Một phiên bản của NTT có dung lượng cao hơn.

     RC2000 (Radio Communication 2000): Công nghệ này do Pháp nghiên cứu và bắt đầu sử dụng tháng 11-1985.  

     TACS (Total Access Communications System): Do Motorola nghiên cứu có các đặc tính tương tự AMPS, lần đầu tiên được sử dụng ở Anh năm 1985 sau đó ở Nhật. Hoạt động ở dải tần số 900 Mhz.

     A1-Net: Đây là hệ thống sử dụng công nghệ GSM 900 nhưng đặt tên theo tiếng Austria.

     B-CDMA (Broadband-CDMA): Đây là công nghệ CDMA băng rộng, gần đây có tên gọi là W-CDMA, đuợc sử dụng cho UMTS.

     Bluetooth: Công nghệ này cho phép kết nối các thiết bị của người sử dụng với nhau thông qua giao tiếp Bluetooth trên cự ly ngắn, cho phép người sử dụng truy cập dữ liệu và các dịch vụ không dây.

     Composite CDMA/TDMA: Hệ thống này sử dụng cả công nghệ CDMA và TDMA. Giữa các cell thì dùng công nghệ CDMA còn trong phạm vi cell thì dùng công nghệ TDMA.

     CDMA (Code Division Multiple Access): Công nghệ này do Qualcomm nghiên cứu với phiên bản đầu tiên là N-CDMA (ở Mỹ gọi là IS-95), sau đó phát triển thành các công nghệ mới là B-CDMA, W-CDMA và composit CDMA/TDMA.CDMA cho phép xây dựng hệ thống có dung lượng cao, kích thước cell nhỏ, dùng công nghệ trải phổ và hệ thống mã hóa đặc biệt.CDMA được Hiệp hội các nhà công nghiệp viễn thông ( TIA)chấp thuận năm 1993.. Các phiên bản mới nhất của công nghệ CDMA là B-CDMA, W-CDMA và CDMA/TDMA do Qualcomm sáng tạo.

     cdmaOne: là thế hệ đầu tiên của công nghệ CDMA(IS-95) băng hẹp N-CDMA.

     cdma2000: Đây là thế hệ thứ 2 của CDMA , bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó có 1XEV, 1XEV-DO và MC 3X.

     CDMA2000-1XEV là phiên bản nâng cao từ CDMA2000. Đây là kết quả cộng tác nghiên cứu của 5 tổ chức tiêu chuẩn viễn thông là CWTS của Trung quốc, ARIB và TTC của Nhật, TTA của Hàn quốc và TIA của Bắc Mỹ.Công nghệ này cho phép truyền dữ liệu với tốc độ 300 kbs trên một băng tần số 1,25Mhz. (EV - Evolution)

     cdma2000 1XEV-DO: 1XEV-DO là phiên bản nâng cấp từ 1X, cũng cho phép tốc độ tối đa 300 kbs trong dải tần số 1,25 Mhz, nhưng chỉ truyền dữ liệu. (DO - Data- Only).

     CT-2: Tiêu chuẩn công nghệ số thế hệ thứ 2 cho corless- phone. Hệ thống này có 40 sóng mang kết nối 40 kênh thoại.

     CT-3: Đây là công nghệ corless phone số thế hệ thứ 3, là tiền thân của công nghệ DECT.

     CTS: Là công nghệ điện thoại không dây GSM (GSM Cordless Telephone System). Ở trong nhà, máy điện thoại GSM-CTS kết nối với trạm gốc CTS-HBS (CTS-Home Base Station). Trạm gốc này kết nối với mạng PSTN và hệ thống di động GSM.

     D-AMPS (IS-54) (Digital-AMPS): (Hệ thống này còn được gọi là IS-54) được nâng cấp từ công nghệ tương tự AMPS bằng cách sử dụng phương pháp truy cập TDMA (thay cho FDMA)với 3 khe thời gian, cùng khoảng cách kênh 30 khz,cùng dải tần số 824-849 Mhz và 869-894 Mhz như hệ thống AMPS. Một kết cấu hạ tần hỗn hợp AMPS/D-AMPS cho phép sử dụng cả đầu cuối AMPS lẫn D-AMPS.

     DCS 1800: Digital Cordless Standard-1800. Đây là hệ thống GSM sử dụng dải tần số 1800Mhz.

     DECT: (Digital European Corldless Telephone): Công nghệ này dùng phương thức phân kênh TDMA với 12 khe thời gian, phát triển từ CT-3 của Erricson. Hệ thống dùng 10 kênh tần số, cung cấp dung lượng 120 kênh thoại.

     EDGE (Enhanced Data rate for GSM Evolution): Công nghệ này còn có tên là UWC-136, phát triển dựa trên cơ sở công nghệ GPRS nhằm hướng tới 3G và cung cấp dịch vụ đa phương tiện. EDGE cho phép các nhà khai thác thông tin di động GSM sử dụng các băng tần số hiện có để cung cấp dịch vụ đa phương tiện và truyền dữ liệu lên tới 384 kbps.

     E-Netz: Đây là hệ thống GSM 1800 nhưng gọi theo tiếng Đức.

     Flash-OFDM: Flash-OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing): Đây là công nghệ xử lý tín hiệu do Lucent/Flarion đưa ra nhằm hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao, độ trễ thấp cho mạng không dây hoàn toàn bằng giao thức IP.

     FDMA (Frequency Division Multiple Access): Đa truy cập phân chia theo tần số.

     GERAN: Là thuật ngữ để chỉ các hệ thống GSM và EDGE có cùng kênh tần số 200 khz.

      GPRS (General Packet Radio Services): Công nghệ GSM chuyển mạch gói, cung cấp dịch vụ truyền số liệu, đa phương tiện và truy cập trực tiếp vào Internet.GPRS còn có tên là GSM-IP.

     GMSS (Geostationary Mobile Satelite Standard): Hệ thống thông tin di động vệ tinh từ mạng GSM, do Ericsson, Lockheed Martin, U.K Matra Marconi Space v.v… thiết lập. 

     GSM: (Global System for Mobile Communications): Công nghệ thông tin di động số toàn cầu theo tiêu chuẩn Châu Âu, sử dụng dải tần số 900 Mhz. Đây là hệ thống thông tin di động lớn nhất trên thế giới hiện nay.

     HSDPA (High Speed Downlink Packet Access): HSPDA cho phép truyền dữ liệu nhanh hơn thông qua hệ thống W-CDMA.

     IDEN (iDEN®:Integrated Digital Enhanced Network): Do Motorola khai thác năm 1994. Công nghệ IDEN ứng dụng nhiều thành quả kỹ thuật tiên tiến như mã hóa âm thanh, điều chế M16QAM, truy cập TDMA. Về tần số, hệ thống này làm việc trên 3 băng tần 800 Mhz, 900 Mhz và 1,5 Ghz. Công nghệ IDEN cũng cho phép các nhà khai thác lựa chọn tùy ý các tiện ích như : đàm thoại song công nội bộ, nhắn tin, truyền fax, dữ liệu.

     iMode: Xuất hiện năm 1999 bởi NTT DoCoMo, sử dụng ngôn ngữ siêu văn bản tích hợp ( compact HTML) để cung cấp nội dung tương tự như WAP đến đầu cuối iMode.

     IMT DS: Là một tên gọi khác của WCDMA.

     IMT MC: Là mộttên khác của cdma2000 gồm có các thành phần 1X và 3X.

     IMTFT: Là tên gọi khác của DECT.

     Inmarsat: Là hệ thống thông tin vệ tinh hàng hải toàn cầu, sử dụng các vệ tinh địa tĩnh.

     iPAS: Là công nghệ thuộc hệ thống PHS, cung cấp dịch vụ thoại, truyền dữ liệu, truy cập Internet trong phạm vi đô thị, sử dụng dải tần số 1,895- 1,981 Ghz, trạm phát công suất bé. UTStarcom là công ty dẫn đầu sử dụng công nghệ này.

    (Xem tiếp phần II)