(tiếp theo phần I)
Iridium: Hệ thống thông tin di động qua vệ tinh thực hiện từ năm 1998, dùng dải tần số 2 Ghz, sử dụng phương thức truy cập TDMA cho các tuyến kết nối giữa các vệ tinh
IS-54 (Interim Standard-54): Công nghệ với phương thức truy cập TDMA được sử dụng trong các hệ thống D-AMPS ở dải tần số 800 Mhz
IS-95 (Interim Standard-95): Công nghệ CDMA ở dải tần số 800 Mhz
IS-136 (Interim Standard-136): Hệ thống thông tin di động sử dụng công nghệ truy cập TDMA
JS-008: Tiêu chuẩn công nghệ CDMA ở dải tần số 1900 Mhz.
N-CDMA: Đây là phiên bản đầu tiên của công nhệ CDMA do Qualcomm sáng chế (ở Mỹ còn được gọi là IS-95). Giao diện vô tuyến dùng kỹ thuật trải phổ 1,25 Mhz.Tiêu chuẩn N-CDMA được Hiệp hội công nghiệp viễn thông ( TIA)công nhận năm 1993.
NFC (Near Field Communication -NFC): là một loại công nghệ cho phép khách hàng kết nối được ( kể cả truyền dữ liệu) với các mạng di động có vùng phủ sóng hẹp. Để làm được điều đó, máy của khách hàng phải được trang bị một giao diện vô tuyến NFC.
PACS-TDMA (Personal Access Communication System-TDMA): Công nghệ di động dựa trên cơ sở truy nhập TDMA với 8 khe thời gian, chuyên dùng cho người đi bộ, do Motorola hỗ trợ.
PCS (Personal Communications Service): Là công nghệ di động cá nhân, thuộc thế hệ 2G, làm việc ở các dải tần số 1850 Mhz và 1900 Mhz, có các tính năng của N-CDMA và GSM 1900. Các hệ thống sử dụng công nghệ này có nhiều ở Bắc Mỹ.
PDC (Personal Digital Cellular): Đây là công nghệ TDMA của Nhật bản , làm việc ở dải tần số 800 Mhz và 1500 Mhz
PHS (Personal Handyphone System): Công nghệ di động của Nhật bản, dựa trên phương thức truy nhập TDD TDMA, cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao và thoại chất lương rất tốt.
SDMA (Space Division Multiple Access): Là công nghệ di động tương thích với nhiều tiêu chuẩn khác như CDMA, FDMA, TDMA v.v… Không gian địa lý được phân chia thành những khu vực nhỏ, tương ứng với từng đoạn tần số , nhờ đó xác định được vị trí thực của thuê bao. SDMA được coi là một trong những thành tố cần thiết trong hệ thống thông tin di động 3G.
TDMA (Time Division Multiple Access): TDMA là công nghệ di động số đầu tiên trên thế giới , được TIA chấp nhận nàm 1992. tín hiệu được số hóa và truyền đi theo các khe thời gian khác nhau. Các hệ thống di động dùng công nghệ này bắt đầu cung cấp dịch vụ từ năm 1993.
Telecentre-H: Mạng WLL độc quyền của hãng Kron. Làm việc trên dải tần số 350-500 Mhz và 800-1000 Mhz, bán kính phủ sóng 30 km, dùng công nghệ FDD FDM/FDMA và TDM/TDMA.
TETRA (TErrestrial Trunked RAdio hoặc Trans European Trunked RAdio Systems): Là tiêu chuẩn của một hệ thống trung kế vô tuyến do Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu ( ETSI) ban hành nhằm hỗ trợ những người sử dụng đầu cuối di động chuyên nghiệp.
TETRA-POL: Là mạng viễn thông TETRA độc quyền của công ty Matra (Matra Marconi Space) và công ty AEG.
UltraPhone 110: Hệ thống WLL độc quyền của IDC, dùng dải tần số 350-500 Mhz, cự ly phủ sóng 30 km, sắp xếp 4 cuộc gọi trên một kênh tần số 25khz.
UMTS (Univesal Mobile Telecommunication System): Tiêu chuẩn chung cho viễn thông di động toàn cầu thế hệ thứ 3 ( 3G), do ETSI phát triển trong khuôn khổ chương trình IMT-2000 của ITU, sử dụng kết hợp cả TDMA và WCDMA, dải tần số khoảng 2 Ghz. UMTS cho phép truyền dữ liệu tốc độ đến 2Mbps, xem video di động.
W-CDMA: Cùng với TDMA và cdma2000 hợp thành tiêu chuẩn chung UMTS, dùng phương thức truy cập CDMA với giao diện vô tuyến 5 Mhz, cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao, đa dịch vụ.
WirelessMAN (Wireless Metropolitan Access Network.): Là công nghệ do công ty Wi-LAN cung cấp dựa trên tiêu chuẩn 802.16a do IEEE ban hành, sử dụng các tần số 2-11 Ghz.
Wi-Fi: Công nghệ không dây nhằm cung cấp dịch vụ kết nối Internet cho máy tính, sử dụng tiêu chuẩn 802.11, điều chế theo phương pháp trải phổ.
WiMAX (Wordwide interoperability for Microwave Access): Công nghệ này cung cấp dịch vụ tốc độ cao cho các loại máy tính, sử dụng tiêu chuẩn 802.16 và có nhiều tính năng ưu việt so với Wi-Fi
WLL Wireless Local Loop: Cung cấp dịch vụ viễn thông cho những vùng mà mạng cáp triển khai khó khăn. Hầu hết hệ thống WLL mới đều sử dụng công nghệ CDMA
Zigbee UWB Standard: Đây là một lớp vật lý xen kẽ ( PHY)trong tiêu chuẩn 802.15.4 của các hệ thống thông tin vô tuyến cá nhân. Các sản phẩm dựa trên công nghệ này chủ yếu là các sensor nhằm quản lý sản phẩm công nghiệp. Tần số hoạt động 2,4Ghz với tốc độ tiêu chuẩn 250 kbps và cự li 10-75 mét.
Có thể nói, thông tin di động thế kỷ 20 khép lại với những thành quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ Wi-MAX. Cùng với Wi-MAX, một số công nghệ khác sẽ phát triển làm tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của thông tin di động trong thế kỷ 21, tạo ra những tiện ích mà khó có thể dự đoán trước được. Có một đặc trưng đáng chú ý là các công nghệ mới trong thế kỷ này bắt buộc phải có tính kế thừa ( khác với công nghệ của thế kỷ 20) , nghĩa là công nghệ mới phải bảo toàn khả năng hoạt động của các hệ thống viễn thông đã có mới được chấp nhận. Người ta dự đoán khoảng 15 năm nữa thì GSM và CDMA sẽ còn là những khái niệm có tính lịch sử trên phương diện khoa học mặc dù ý nghĩa kinh tế và xã hội của các công nghệ này vẫn được duy trì lâu dài.
Nguyễn Anh Minh (sưu tầm).