Tuy nhiên, có một thực tế đang tồn tại đó là trong năm 2008 chỉ có 8% thuê bao đang sử dụng dịch vụ 3G và việc triển khai 3G ở một vài thị trường ở Châu á không nhận được sự hưởng ứng tích cực của người sử dụng điều này cũng có thể có một số lý do trong đó chủ yếu là do tình hình suy thoái kinh tế của trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Vì vậy, nguồn thu nhập cũng như số thuê bao chưa được tăng lên đáng kể.
Marc Einsten – Giám đốc công nghệ của Frost & Sullivan tin tưởng rằng, sau hơn 5 năm quảng cáo rầm rộ, sự phát triển của băng rộng di động Châu á đã bắt đầu trở thành hiện thực. Ông ta giải thích: “ Các mạng di động hiện nay thực sự có thể cạnh tranh được với các mạng hữu tuyến đang tồn tại. Chính điều này đang mở cửa cho một loạt các sản phẩm và dịch vụ mới mà có thể được đưa ra thông qua môi trường vô tuyến. Khu vực Châu á – Thái Bình Dương tiếp tục dẫn đầu trong vấn đề này cùng với sự triển khai 3G ở nhiều thị trường mới trong năm nay như Trung Quốc, Ấn độ, Việt nam và Thái Lan. Và như vậy chắc chắn sẽ có một phát triển mạnh mẽ 3G trong khu vực này trong thời gian tới.”
Hiện nay, thiết bị di động đã vượt ra khỏi các ứng dụng cơ bản như chuông đa âm và tải nhạc mà đang tập trung sự quan tâm vào các ứng dụng thế hệ tiếp theo như thanh toán điện thoại qua di động, quảng cáo trên di động, định vị và sử dụng modem 3G.
Băng rộng di động tiếp tục thu hút sự đầu tư khi mà hiện tại các quốc gia có một cơ sở hạ tầng mạng cố định nghèo nàn cần phải được mở rộng trong xu hướng phát triển thị trường. Hướng đi chính đó là gia tăng tính quần chúng của các notebook nhỏ hơn và hướng đến thế hệ thông tin di động thế hệ thứ 4 (4G) như LTE. Công nghệ băng rộng di động thế hệ mới sẽ đem lại nguồn thu nhập mới cho sự phát triển của các thị trường vô tuyến Châu á nhưng các nhà khai thác di động sẽ phải có những bước đi thận trọng trong tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay để đảm bảo rằng các dịch vụ và ứng dụng mới sẽ mang lại thành công cả về mặt khách hàng và lợi nhuận.
Phan Văn Hòa (Theo Digitimes)